6 căn bệnh thường mắc phải vào mùa đông bạn cần phòng tránh
Mùa đông sắp đến rồi. Đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm với cơ thể của con người. Không khí lạnh làm cho sức đề kháng của chúng ta càng trở nên kém hơn. Các loại bệnh mùa đông dễ xâm chiếm khiến chúng ta trở nên ốm yếu. Hãy cùng với topdau.net tìm hiểu các căn bệnh dễ mắc vào mùa đông để phòng tránh cho bạn và gia đình nhé.
Nội dung bài viết
1.Viêm họng
Viêm họng xảy ra khá phổ biến vào mùa đông chủ yếu do nhiễm virus. Ngoài ra, sự tiếp xúc đột ngột với thay đổi nhiệt độ khi di chuyển ra ngoài trời lạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng
Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.
2.Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh gây ra bởi virus đường hô hấp trên, chủ yếu ở mũi rất thường gặp trong mùa lạnh
Vì là bệnh truyền nhiễm nên mọi người có thể phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Ngoài việc rửa tay đúng cách thì cũng cần giữ cho nhà cửa, đồ dùng trong nhà sạch sẽ đặc biệt là khi có người mắc bệnh trong nhà.
Nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục cũng như nguy cơ tiếp xúc trở lại với virus.
3.Cúm
Là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém và người già, người bị tiểu đường, thận.
Khi bị cúm cần: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, luôn giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể; đặc biệt là vitamin C, để tăng sức đề kháng, tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm.
4. Đau khớp
Tình trạng viêm khớp có thể trở nên nặng nề hơn vào mùa đông do lưu thông máu kém khiến dịch khớp và máu nuôi khớp giảm đi. Ngoài ra, việc độ ẩm tăng cao vào mùa đông lạnh sẽ làm co rút gân cơ khớp khiến các khớp khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.
Để cải thiện tình trạng đau khớp, người bệnh có thể tăng cường xoa bóp, chườm nóng trong khoảng 20 phút, tập thể dục thường xuyên trong giai đoạn này.
5.Bệnh cước tay, chân do lạnh
Bệnh cước tay lạnh xảy ra với tình trạng các mạch máu nhỏ của da bị viêm và tạo nên các vùng da đổi màu như đỏ, xanh tím, hay trắng cùng với các biểu hiện sưng to, phồng rộp và gây ngứa. Tình trạng này sẽ xảy ra ở những vị trí trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh, đặc biệt ở những vị trí như đầu ngón tay, chân rất thường dễ mắc. Yếu tố thời tiết với nhiệt độ thấp cùng với tuần hoàn của cơ thể kém sẽ dẫn tới căn bệnh này.
Bệnh cước tay chân thường xảy ra ở người già và trẻ em, hoặc những người ít vận động trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm. Đối với trẻ em, bệnh cước tay chỉ tái phát vào mùa đông và có thể thuyên giảm dần rồi tự khỏi. Tuy nhiên ở người già thì bệnh có xu hướng ngược lại, khi xuất hiện bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và nặng hơn. Nếu tránh được những yếu tố khởi phát thì có thể tránh được tình trạng bệnh trở nên nặng. Hơn nữa, bệnh xảy ra ở nữ giới phổ biến hơn so với nam giới.
Bệnh cước tay chân không khó để phòng ngừa, tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý vào những điều chủ yếu nhằm tập trung giảm thiểu tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và giữ ấm cho cơ thể thật tốt.
- Tránh tiếp xúc với khí hậu hoặc những nơi có nhiệt độ lạnh
- Luôn luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt giữ ấm cho tay, chân, mặt đồng thời luôn khô ráo.
- Khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh giá, thì cần hạn chế để lộ các phần da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh bằng cách sử dụng găng tay, đi tất và giày ấm…
- Nên ngâm tay vào nước ấm trong vòng vài phút và sau đó giữ ấm cho đôi tay.
- Luôn vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc để có không khí ấm áp và thoải mái
- Ngưng sử dụng thuốc lá vì sử dụng thuốc đồng nghĩa với sử dụng chất nicotin gây ra tình trạng co mạch ảnh hưởng đến bệnh cước tay chân.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích có thể gây ra co mạch như caffeine..
6.Bệnh viêm phổi
Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là ở thời điểm giao mùa.Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi vẫn đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi năm, nước ta có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi, khoảng 4.000 trẻ tử vong. Việt Nam được xếp vào 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ em mắc bệnh và tử vong do viêm phổi nhiều nhất trên thế giới.
- Dấu hiệu nhận biết: Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở trẻ bị viêm phổi, tiếp đó là các dấu hiệu như sốt, ho, nghẹt mũi, đau bụng, đau tức ngực, nôn ói…
- Phương pháp điều trị: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết, những trường hợp trẻ có triệu chứng nhẹ, trẻ cần được đi khám để đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ có thể hướng dẫn bố mẹ theo dõi, chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi bé xuất hiện các triệu chứng thở nhanh, mệt, sốt cao không đáp ứng thuốc điều trị, ăn uống kém, bỏ ăn… bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.
- Cách phòng ngừa: Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch; đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông, mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. Hãy tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.Giữ ấm cơ thể những vị trí bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ trong thời tiết đông lạnh, đặc biệt là khi ra ngoài trời.Tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu của bệnh cúm, sởi, tiêu chảy hay hô hấp, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người.Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, nhiều hoa quả để tăng cường sức đề kháng.Đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay xà phòng và vệ sinh mũi họng hàng ngày.Đảm bảo vệ sinh môi trường và nơi ở
Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bạn nhé!