3 câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng cho người trẻ Việt
Bạn đang trên con đường khởi nghiệp đầy trông gai nhưng chưa biết nên đi tiếp hay dừng lại?Bạn không có định hướng hay chỉ dẫn từ những người đi trước? Bạn không có vốn và không biết phát triển như thế nào? Những câu hỏi trên mình cũng không thể trả lời giúp bạn. Tuy nhiên mình sẽ chia sẻ tới bạn những câu chuyện này, hy vọng chúng có thể giúp bạn có thêm động lực để tự tin đi tiếp trên con đường khơi nghiệp trông gai nhé!
1.Câu chuyện thành công của Đăng Lê Nguyên Vũ và Cà phê Trung Nguyên
Nếu là một công dân tại Việt Nam chắc bạn cũng đã hơn một lần được nghe đến câu chuyện khởi nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ đi kèm với cái tên của ông, người ta luôn nhắc tới Trung Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng bỏ học vào năm 3 đại học vì cảm thấy không phù hợp với ngành học, ông đã lên Sài Gòn để tìm cơ hội mới để thoát nghèo. Nhưng khi gặp chú của ông thì ông đã được thuyết phục trở lại trường học nhưng trong ông, ý tưởng kinh doanh vẫn luôn cháy bỏng. Sau khi tốt nghiệp đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tìm kiếm con đường kinh doanh với ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình. Ông nhận ra Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên hình ảnh cà phê Việt Nam vẫn chưa được nhận diện một cách mạnh mẽ trên thế giới. Vì đam mê kinh doanh, ông đã nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi để chế biến ra những loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Khi đã nung nấu ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh, ông tìm kiếm cộng sự để cùng mình đi tiếp những đoạn đường phía trước nhưng không phải ai cũng sẽ thấy được tiềm năng của ý tưởng khởi nghiệp táo bạo này. Cuối cùng, ông kiếm được 3 người cộng sự cùng lớp có chung niềm đam mê. Họ đã cùng nhau đi tìm những thương gia cà phê để năn nỉ họ truyền nghề và rồi tích lũy cho bản thân những kiến thức về cà phê. Sau những thời gian cố gắng, miệt mài thì cuối cùng đứa con tinh thần Trung Nguyên cũng ra đời và phát triển như ngày hôm nay.
Năm 2003, câu chuyện khởi nghiệp của Trung Nguyên được mở rộng thêm dưới hình thức nhượng quyền kinh doanh. Để phát triển một cách bền vững theo hình thức này thì Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhờ đội ngũ từ New Zealand tư vấn để hoạt động kinh doanh nhượng quyền một cách nhất quán hơn. Và sau thời gian thay đổi, cập nhật thì cửa hàng Trung Nguyên đầu tiên tại Tokyo đã được mở.
Nhắc đến cà phê, câu chuyện khởi nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã truyền cảm hứng cho không ít bạn trẻ ngày nay.
2.Hành trình từ gói mỳ ăn liền tới hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Xuất thân trong một gia đình nghèo cùng 3 anh em, Phạm Nhật Vượng đã vươn mình phát triển và trở thành tỷ phú đô la đầu tiên ở Việt Nam với tổng giá trị lên đến 20.000 tỷ đồng Việt Nam tương đương với 1 tỷ đô la Mỹ thời điểm đó. Câu chuyện khởi nghiệp của Phạm Nhật Vượng luôn là đề tài nóng trong lĩnh vực startup.
Từ năm 1987, với thành tích học toán xuất sắc, ông giành được học bổng du học tại Matxcova ngành kinh tế và địa chất. Sau đó, ông khởi nghiệp với một quán ăn tại cao tốc Aminevshoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống. Một thời gian sau, ông chuyển tới thành phố Kharkov với số tiền vay là 10.000 USD và đến Kiev để mở một cửa hàng khác với cái tên Việt Nam Thăng Long.
Đến năm 1993 thì ông thành lập nhà máy sản xuất mỳ ăn liền và tiếp tục vay ngân hàng một khoản vốn để mở rộng sản xuất những sản phẩm đóng gói khô. Năm 1995 thì mỳ ăn liền trở thành món ăn phổ biến ở Ukraine thời điểm đó và đã bán được hơn 1 triệu gói mì trong 1 năm. Đến năm 2000, duy trì kinh doanh ở Ukraine, Phạm Nhật Vượng tiếp tục đầu tư tại Việt Nam ở những lĩnh vực như bất động sản và tiếp tục mở rộng những lĩnh vực khác như thương mại điện tử, ngành hàng bán lẻ, từ thiện,…
3.Harland Sanders: Nhà sáng lập gà rán KFC – chưa bao giờ là “già” để khởi nghiệp
KFC là thương hiệu gà rán vô cùng quen thuộc với “tín đồ” ẩm thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trước khi trở thành một thương hiệu danh tiếng, nhà sáng lập KFC – Harland Sanders từng trải qua cuộc sống chật vật hơn nửa đời người.
Vào năm 6 tuổi, Harland Sanders đã chứng kiến sự ra đi đầy đau khổ của cha mình. Từ đó, ông luôn xây dựng ý thức tự lập để cùng mẹ chăm sóc hai người em nhỏ. Dù chỉ là một đứa trẻ nhưng Sanders luôn “nung nấu” niềm đam mê cháy bỏng với ẩm thực. Ngay từ bé, ông đã nấu được rất nhiều món ăn đặc sản khác nhau.
Năm 16 tuổi, Harland Sanders quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê ẩm thực. Tuy nhiên, vận may đã không mỉm cười với ông. Sanders liên tiếp bị từ chối hết lần này đến lần khác. Sau chuỗi thời gian khó khăn, cậu bé Harland Sanders 18 tuổi đã nhận được công việc nấu ăn và rửa bát tại một quán cà phê nhỏ.
Đến năm 40 tuổi, ông phát triển ý tưởng chế biến những món ăn nhanh với nhiều loại nước sốt khác nhau. Thức ăn của Harland Sanders được phục vụ tại các trạm xăng. Vào những năm 1930, công sức của Harland Sanders đã được đền đáp. Món gà rán tẩm ướp thảo mộc của ông đã trở nên nổi tiếng. Việc này đã giúp Sanders thu được nguồn lợi nhuận khủng từ công việc của mình.
Tuy nhiên, đến năm 1950, nền kinh tế tụt giảm nghiêm trọng đã đẩy Sanders lần nữa bước đến “bờ vực” phá sản. Nhưng ở tuổi 65, khát khao nấu nướng trong Harland Sanders vẫn “âm ỉ cháy”. Và chính điều này đã kéo ông ra khỏi “vũng bùn” tăm tối. Sau khi bị từ chối hơn 1000 lần, năm 1995, Sanders đã mạnh dạn phát triển doanh nghiệp nhượng quyền.
Bất ngờ thay, sự bức phá của ông đã thành công vượt ngoài mong đợi. Ở tuổi 88, Harland Sanders đã trở thành triệu phú người Mỹ với thương hiệu gà rán nổi tiếng trải dài trên khắp thế giới.
Bạn thấy đấy , dù bạn là ai, ở độ tuổi nào, xuất thân như thế nào cũng không ảnh hưởng đến việc bạn bắt đầu khởi nghiệp và thành công. Vậy nên đừng lo lắng quá nhiều, hãy thử, hãy trải nghiệm, hãy làm, hãy nỗ lực bạn sẽ thành công.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết. Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nha.
Xem thêm:Học marketing từ 5 câu chuyện nhỏ