Bán Hàng

Hiệu ứng Fomo là gì mà mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh như vậy?

Nếu bạn là một người học về marketing chuyên nghiệp hay đơn giản chỉ biết sơ sơ về marketing chắc hẳn bạn cũng có thể nghe qua về một thuật ngữ “hiệu ứng Fomo”.Nghe thì có vẻ học thuật nhưng thực tế hiệu ứng này được áp dụng rất nhiều trong kinh doanh. Thậm chí có nhiều người bán không biết gì về marketing hay tâm lý nhưng cũng áp dụng rất hiệu quả hiệu ứng này. Vậy thì hôm nay, tại sao không bớt chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu thêm về Fomo. Xem rằng đây thực tế là gì mà mang lại hiệu quả kinh doanh cao vậy nhé!

Áp dụng “bẫy tâm lý” FOMO Marketing để bứt phá doanh số - Base Resources

1.Fomo là gì?

 FOMO được viết tắt từ cụm từ Fear Of Missing Out với nghĩa là sợ bỏ lỡ hay sợ đánh mất. Nó là một thuật ngữ đề cập đến một hiện tượng tâm lý thường xảy ra rất nhiều. FOMO được chuyên gia hành vi người dùng Dan Herman đặt tên chính thức vào năm 1996. Đây là thời điểm mà truyền thông, mạng xã hội hay mọi thứ liên quan đến Internet chưa “chiếm lĩnh” đến cuộc sống của chúng ta như lúc này.

Fear Of Missing Out là một biểu hiện cho tình trạng tâm lý căng thẳng, lo lắng khi tin rằng đã bỏ lỡ một điều gì đó thú vị, đặc biệt là khi những người khác có cơ hội trải nghiệm, còn bạn thì không.Các chuyên gia tâm lý cho rằng hiện tượng tâm lý này chính ra trí tưởng tượng của con người sinh ra. Nó được cấu tạo thành từ những tác động trong môi trường sống và trí tưởng tượng của chính mỗi người. 

FOMO - Tuyệt chiêu marketing thúc đẩy doanh số ngành F&B

Chính nhờ đặc trưng của biện pháp tâm lý này mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng rất hiệu quả vào công việc kinh doanh. Khi công nghệ phát triển, khả năng kết nối của con người là rất lớn, thì tâm lý so sánh càng dễ xảy ra.Lúc này, FOMO cũng sẽ xuất hiện và khiến bạn mất nhiều thời gian, chi phí để có thể đạt được những gì mà mình cho rằng mình đang bỏ lỡ, nếu không kịp thời thì “cơ hội” sẽ đi qua. Từ đó đưa đến những quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ.

2.Hiệu ứng Fomo hiệu quả như nào với marketing?

Sự ảnh hướng đến giới trẻ: Dữ liệu cho thấy FOMO bắt gặp phổ biến nhất đối với thế hệ millennials (gen Y- Những người sinh vào khoảng 1981-1996). Khoảng 69% cá nhân millennials gặp phải hiện tượng này và theo Strategy Online, 60% millennials thực hiện phản ứng mua hàng vì họ đã rơi vào FOMO. Nói cách khác, họ sẽ mua thứ gì đó chỉ vì họ cảm thấy có thể bỏ lỡ. Gen Y là độ tuổi có hành vi tiêu dùng rất cao. Độ tuổi này đã có một tiềm lực kinh tế ổn định, có nhu cầu mua sắm và  sẵn sàng chi nhiều tiền cho những nhu cầu cá nahna

Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội:Theo dữ liệu khác, hơn một nửa số người sử dụng mạng xã hội có phản ứng FOMO. Với hơn 3 tỷ người dùng phương tiện truyền thông xã hội đang hoạt động trên toàn thế giới, theo We are Social, đây là một đối tượng có tiềm năng rất lớn mà các nhãn hàng có thể khai thác trong tương lai.

Xu hướng mua sắm online: Có thể tại Việt Nam, xu hướng mua sắm online mới thực sự bắt đầu “bùng nổ” trong một vài năm trở lại gần đây. Nhưng trên thế giới thì điều này đã trở thành một hình thức mua sắm quá quen thuộc và “áp đảo” cả phương thức truyền thống. Cũng chính xu hướng này đã giúp hiệu ứng FOMO được “tung hành” mạnh mẽ hơn và khiến người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm rất nhanh chóng.

Fomo là gì? Bí quyết vượt qua tâm lý fomo trong chứng khoán

3.Áp dụng hiệu ứng Fomo vào kinh doanh như thế nào cho hiệu quả?

Nếu bạn là người kinh doanh, muốn áp dụng hiệu ứng Fomo vào kinh doanh. Hãy lưu ý thực hiện những phương thức sau:

3.1.Tạo ra tính khan hiếm của sản phẩm

Không khó để áp dụng FOMO với bí quyết này, nhất là đối với những trang web mua sắm trực tuyến hay các sàn thương mại điện tử với việc để hiện thị số lượng hàng hóa còn trong kho. “Sắp cháy hàng”, “Mặt hàng này sắp hết” sẽ là những điều đánh mạnh vào tâm lý của người tiêu dùng và thu hút được sự quan tâm của họ.  Khách hàng thường có tâm lý mua theo đám đông, dù ban đầu họ không có ý định mua hàng, tuy nhiên khi nhìn thấy nhiều người mua hàng cũng khiến họ trở nên tò mò hơn với sản phẩm của bạn,

Một trong cách nữa tạo nên sự khan hiếm đó là để tình trạng “bán hết”. Một số doanh nghiệp muốn tạo ra sức hút của sản phẩm nên để tình trạng “hết hàng” trong thời gian ngắn. Tâm lý muốn có một sản phẩm hot ngay lập tức khiến khách hàng dễ dàng chốt đơn khi bạn mở bán trở lại.

Ví dụ: nếu bạn đang vận hành một cửa hàng online, bạn có thể hiển thị số lượng hàng còn trên kệ/trong kho, như Amazon đã làm:

fomo-marketing-amazon

Trong ngành kinh doanh du lịch, bạn có thể hiển thị số lượng phòng trống còn lại, như Booking.com đang thể hiện:

fomo-marketing-booking2

3.2. Tạo đồng hồ đếm ngược để thúc đẩy khách hàng quyết định

Tạo ra sự thúc giục” cho người mua hàng là một kỹ thuật có liên quan tới FOMO. Nếu người ghé thăm website của bạn nghĩ rằng họ sắp hết thời gian nắm một deal hời, họ sẽ có xu hướng nhanh chóng hoàn tất các thủ tục mua sắm của mình hơn.

 

fomo-marketing-amazon

Hoặc tạo nên một popup đếm ngược thời gian (countdown popup) như ví dụ dưới đây:
 fomo-marketing-clock

3.3.Tạo nên tính cạnh tranh giữa các người dùng

Bí quyết nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng hiệu ứng FOMO này có lẽ còn khá là mới lạ với nhiều đơn vị, tuy nhiên cũng đừng ngần ngại áp dụng ngay lúc này. Ví dụ điển hình với cách này chính là hãy giới hạn số lượng người mua để nhận được ưu đãi đặc biệt. Nhưng vậy, mặc định bạn đã tạo ra một sự cạnh tranh nhất định ở đây đối với khách hàng của mình. Tính cạnh tranh tạo nên tâm lý hơn thua giữa những người mua, càng khiến họ trở nên có tâm lý không bỏ lỡ sản phẩm từ đó khiến mặt hàng của bạn có giá trị hơn. 

Các thương hiệu đồ xa xỉ hay áp dụng phương thức này. Với những mặt hàng có tình đặc trưng, theo mùa , “limited” thường có số lượng rất ít và yêu cầu người dung nhanh chóng chốt đơn.

3.4.Tặng quà hoặc miễn phí vận chuyển để thúc quyết định

Bạn có biết rằng đến 90% người mua hàng cho biết vận chuyển miễn phí là ưu tiên chính của họ khi lựa chọn mua hàng trực tuyến? Các ưu đãi vận chuyển miễn phí khi đơn hàng có giá trị vượt trên một số tiền tối thiểu nào đó – chính là được thiết kế dựa trên bản chất của hiệu ứng FOMO. Và những chương trình này luôn đạt được hiệu quả.

Ngoài ra việc tặng quà cũng khiến khách hàng nhanh chóng quyết định mua hàng.Nhận được quà tặng chắc chắn ai cũng sẽ trở nên vui vẻ hơn, phấn khích hơn. Với tâm trạng này thì việc đưa ra một quyết định mua sắm bao giờ cũng sẽ bị thúc đẩy nhanh hơn.

Hội chứng tâm lý FOMO và cách kiểm soát

3.5.Bán hàng lan truyền

Buying notifications – “Rất nhiều người đang mua, còn bạn thì sao???” đây chính là một sự kết hợp hoàn hảo giữ hiệu ứng FOMO và hiệu ứng lan truyền cực tinh tế. Để làm được điều này thì đội ngũ Marketing của các đơn vị cần xây dựng được những thông điệp đắt giá, đánh trực tiếp vào tâm lý của khách hàng mục tiêu. Điều này khiến cho khách hàng trong tâm lý lo sợ mặt hàng sẽ hết, họ sẽ bỏ lỡ món hàng mà ai cũng có, vậy nên họ sẽ nhanh chóng chốt đơn khi có cơ hội.

Hội chứng tâm lý FOMO là gì? | Vinmec

Trên đây là toàn bộ bài viết về hiệu ứng Fomo trong kinh doanh. Nếu bạn là một người bán hàng, rất có thể bạn đã áp dụng phương pháp này mà bạn không hề hay biết. Thực tế, hiệu ứng Fomo mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên bạn phải khéo léo áp dụng để không mang lại phản ứng ngược. 

Hy vọng rằng bài viết chúng mình chia sẻ hữu ích với bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết và đừng quên để lại bình luận ở bên dưới cho chúng mình biết nhé !

Xem thêm:Cách ứng dụng hiệu ứng chim mồi trong bán hàng

Rate this post

Tin liên quan

Back to top button