Tổng hợp

Cách ứng dụng hiệu ứng chim mồi trong bán hàng

Các hiệu ứng tâm lý được áp dụng rất nhiều vào hoạt động kinh doanh. Nhiều khi đã được dùng hết sức tự nhiên mà bản thân người dùng cũng không biết. Một trong những hiệu ứng tâm lý được ứng dụng nhiều trong bán hàng chính là hiệu ứng chim mồi. Nghe có vẻ vừa quen vừa lạ đúng không nhỉ. Cùng với chúng mình tìm hiểu cách ứng dụng hiệu ứng chim mồi trong bán hàng như thế nào bạn nhé!

Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản hiệu ứng chim mồi có nghĩa là. Bạn sử dụng một miếng mồi nhử, mà khách hàng không hề hay biết. Sau đó dẫn dắt khách hàng vào đúng lựa chọn mà bạn mong muốn từ lúc đầu nhưng khách hàng vẫn cảm thấy vui vẻ vì mình đã đưa ra quyết định mua được một món hàng tốt.

Nghe có vẻ hoang đường nhưng trên thực tế là vậy. Khi chỉ đối mặt với 2 sự lựa chọn, khách hàng thường tốn rất nhiều thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định giữa sản phẩm/dịch vụ tốt hơn với giá cao và sản phẩm/dịch vụ kém hơn nhưng có thể tiết kiệm được tiền.

Đứng trước tình huống nan giải trên, khách hàng thường “nhát tay” và tự thuyết phục mình chọn sản phẩm rẻ hơn, với hy vọng rằng số tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng mới mục đích tốt hơn trong tương lai. Một quyết định khá sáng suốt về mặt tài chính cá nhân nhưng đồng thời là một kết quả không người bán hàng nào mong muốn.

Đó chính là lý do “chim mồi” ra đời. Thay vì chỉ có hai sự lựa chọn, sự xuất hiện của một chim mồi sẽ đảo lộn quyết định của khách hàng theo hướng có lợi hơn cho người bán.Khi khách hàng mua những sản phẩm, là mục tiêu sản phẩm của bạn cần bán nhưng khách hàng vẫn cảm thấy vui vẻ lúc đó chiến lược hiệu ứng chim mồi của bạn đã thành công.

Hiệu ứng chim mồi ứng dụng như thế nào trong kinh doanh?

1.Khách hàng có quyền lựa chọn

Đây là chiêu thức được khá nhiều thương hiệu áp dụng vào chiến lược marketing của mình. Thay vì để một mức giá cụ thể, có duy nhất một sự lựa chọn cho khách hàng. Thì thay vào đó có thể đưa ra nhiều sự lựa chọn và hãy làm cho khách hàng thấy lựa chọn của mình dù bỏ ra nhiều hơn, mua được nhiều hơn, khách hàng vẫn vui vẻ vì chọn lựa theo ý mình. Quan trọng là tâm lý của khách hàng sẽ nghĩ rằng: “À, mình đã mua được rẻ”.

Thực tế chiêu thức này được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Bạn thường gặp nhất trong dịch vụ ăn uống, đặc biệt là đồ ăn nhanh.Thay vì đưa ra những phần riêng lẻ, thì những combo sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Một phần cơm có giá 37.000 vnđ, nhưng combo vừa có cơm vùa có nước chỉ có giá 40.000đ, nếu nhìn vào thì khách hàng sẽ chọn ngay phần combo. Chỉ với việc tạo ra combo cho khách hàng thì doanh nghiệp bán được hàng lên gấp 2 lần, nếu để ý kỹ chắc chắn giá một phần cơm chỉ là “giá mồi” để bạn thấy phần combo cơm+nước giá rẻ hơn.

Hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh
2.”Quy luật 100″

Là một chiến lược hiệu ứng chim mồi đánh vào tâm lý khách hàng. Thường được các doanh nghiệp vừa áp dụng vào các chương trình giảm giá và khuyến mãi. Nếu bạn mua hàng mà được giảm giá dưới 100 ngàn vnd thì chính sách giảm giá của doanh nghiệp sẻ ghi dưới dạng % ( ví dụ như được giảm 5% hay 10% ). Còn nếu bạn mua hàng mà được giảm giá trên 1 triệu vnd thì chính sách giảm giá của doanh nghiệp sẻ ghi thẳng ra số tiền bạn được giảm ( ví dụ như được giảm 1 triệu 3 hay bạn được giảm 2 triệu ).Biết được tâm lý người tiêu dùng chỉ chú tâm vào những con số khuyến mãi lớn. Củng có thể bước tính giảm giá mất quá nhiều thời gian nên khách hàng không dùng tới. Và điều tất nhiên chiến lược này rất thành công và khách hàng vẫn vui vẻ vì mình được mua một món hàng giảm giá, một món đồ chất lượng so với giá gốc.

Ví dụ: Công ty bánh kẹo Kinh Đô có những chương trình giảm giá những mặt hàng bánh kẹo mỗi dịp trung thu. Trong chương trình khuyến mãi, 1 hộp bánh giá trị 150.000đ giảm 20%, tương ứng giảm 30.000đ, thì rõ ràng bạn thấy con số giảm 20% sẽ ấn tượng hơn rất nhiều.

Hiệu ứng chim mồi mà cellphones đưa ra với khách hàng

3.Đưa ra 3 sự lựa chọn

 Cung cấp 3 lựa chọn trong đó, mồi nhử nên có giá tương đối gần với loại đắt tiền nhất, nhưng giá trị không quá cao. Đưa ra 3 lựa chọn với mục đích làm cho khách hàng cảm thấy ” Khi đang không biết nên mua sản phẩm A hay sản phẩm B thì sản phẩm C xuất hiện với chi phí cao hơn sản phẩm A một chút nhưng chất lượng tốt hơn nhiều – Chỉ thêm 1 khoản tiền nhỏ nhưng mua được nhiều thứ hơn, hời hơn”
Tổng hợp 10 hiệu ứng tâm lý kinh điển ứng dụng trong Marketing
Ví dụ:
Apple cũng đã áp dụng hiệu ứng chim mồi cho sản phẩm của mình. Tại thời điểm cho ra mắt MacBook Pro 13 inch, Apple đã đưa ra 3 mẫu gồm:

  • Mẫu 1: Mẫu cơ bản nhất giá 1.499USD
  • Mẫu 2: Có thêm vài tính năng và bộ xử lý nhanh hơn có giá 1.799USD
  • Mẫu 3: Mẫu này có đầy đủ các tính năng và ổ cứng có dung lượng gấp đôi mẫu 2 có giá 1.999 USD

Đương nhiên, đúng với dự đoán, mẫu 2 chỉ là “chim mồi” giữa mẫu rẻ nhất và mẫu đắt nhất. Khách hàng sẽ chẳng ngần ngại mà mua cho mình mẫu 3.

4.Yêu thích con số bên trái

Theo một thí nghiệm khoa học Monroe đã thực hiện vào năm 1979, ông nhận ra những điều hay ho như trên. Đó là, “Con số bên trái” trở thành giải pháp hiệu ứng chim mồi được sử dụng trong kinh doanh bán hàng
Tâm Lý của người tiêu dùng đương nhiên lúc nào củng yếu thích giá tiền nhỏ hơn. Người bán hàng đã biết được tâm lý đó và đưa ra được những chiến lược có giá phụ hợp để khách hàng cảm thấy sản phẩm này rẻ. Ví dụ thực tế để bạn có thể thấy rõ hơn. Khi bạn đi mua quần áo thông thường đếu có giá như 99 ngàn hay 199 ngàn. Những giá tiền như vậy sẻ đánh vào tâm lý khách hàng và được mua nhiều hơn so với nếu bạn để giá 100 ngàn hay 200 ngàn.

Về lý thuyết, có vẻ như người bán hàng sẽ chịu thiệt 1 đồng, 1000 đồng,… còn người mua sẽ được nhận giá hời. Nhưng trên thực tế, sự chênh lệch này không quá lơn và hoàn toàn người bán có thể bù đắp bằng số lượng sản phẩm bán ra. Đây chính là mục đích cuối cùng của ” hiệu ứng con số bên trấi” muốn đi đến.

Hiệu ứng con số bên trái
Bạn thấy không chỉ một hiệu ứng tâm lý nhưng lại được áp dụng siêu hiệu quả trong kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng hiệu ứng tâm lý này vào hoạt động kinh doanh của mình và mang lại hiệu quả bất ngờ mà bạn không thể nghĩ tới đó. Hãy tham khảo và để lại bình luận ở bên dưới cho chúng mình biết nhé! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết này.
Xem thêm:10 hiệu ứng tâm lý trong marketing bạn nên biết

Rate this post

Tin liên quan

Back to top button