Tổng hợp

Mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta như thế nào

Facebook, tiktok, Twitter hay instagram đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.Nhưng cũng chính mạng xã hội đang ngày ngày tàn phá sức khỏe và tinh  thần của chúng ta mà chính bản thân chúng ta không nhận ra. Cùng chúng mình đi vào tìm hiểu mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta như thế nào từ đó giúp hạn chế sự lệ thuộc của chúng ta vào các mạng xã hội nhé!

1.Thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội hiện nay

Trong một nghiên cứu gần đây, 85% người có dùng mạng xã hội truy cập vào những trang này ít nhất một lần mỗi ngày và 70% người thừa nhận rằng họ phải đăng nhập vào mạng xã hội đầu tiên ngay khi vừa mở máy tính hoặc thiết bị di động. Đối với nhiều người, nhu cầu được sử dụng mạng xã hội thậm chí còn cao hơn cả ham muốn được ngủ và nghỉ ngơi. Thực tế, mạng xã hội sẽ dễ dàng gây nghiện hơn cả rượu bia và ma túy bởi vì chúng phổ biến hơn, được cộng đồng chấp nhận rộng rãi và gần như là hoàn toàn miễn phí.

Chính việc dễ gây nghiện nên rất nhiều người đã bị trở lên lệ thuộc vào điện thoại và kéo theo vô vàn những hệ quả xấu.Kết quả khảo sát về thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của thanh, thiếu niên thể hiện top 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); trong khi sử dụng ít hơn 1 tiếng chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,0%). Những số liệu cho thấy, dường như thanh, thiếu niên đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Thực tế này đã được nhiều chuyên gia cảnh báo, rằng việc sử dụng không hợp lý quỹ thời gian cho mạng xã hội chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “nghiện” mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong một bộ phận giới trẻ.

Ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ

2.Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với chúng ta

  • Khiến chúng ta mất đi sự tương tác với người khác

Khi bạn “nghiện” mạng xã hội thì đồng nghĩa việc bạn dành thời gian tương tác với mọi người xung quanh là rất ít.

Dần dần lâu ngày các cuộc nói chuyện gần như biến mất, những mối quan hệ rạn nứt và không còn ai muốn gặp bạn nữa. Bạn cứ thử tưởng tượng nếu gặp người thân, bạn bè mà chiếc điện thoại cũng không được “buông tha” giây phút nào thì cuộc vui sẽ trở lên nhạt nhẽo như thế nào?

  • Các hoạt động sống bị suy giảm

Có thể bạn chưa nghĩ tới, nhưng việc sử dụng quá nhiều điện thoại nói chung, mạng xã hội nói riêng sẽ gây ra suy giảm các hoạt động sống hằng ngày như giấc ngủ, ăn uống,…

Chúng ta có đang lệ thuộc vào Internet?

  • Dẫn đến hành vi chống đối xã hội

Ngày nay, phương tiện truyền thông xã hội như Facebook có rất nhiều thứ thú vị như trò chơi, âm nhạc và video khuyến khích người dùng trực tuyến liên tục. Giờ đây, mọi người chọn ẩn mình trên mạng xã hội hơn là thực sự ra ngoài và cố gắng kết bạn. Không nghi ngờ gì nữa, dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có thể khiến người ta bỏ lỡ cuộc sống thực.

  • Tăng nguy cơ tiếp xúc với những thông tin không không lành mạnh

Mạng xã hội là một kênh để thu nhận thông tin. Tuy nhiên có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng.

Khi người dùng đọc được những thông tin không chính xác, nội dung sai lệch sẽ khiến tâm trạng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và hồi hộp… Theo thời gian thì điều này dẫn đến những rối loạn về bệnh lý nặng như rối loạn lo âu, rối loạn stress, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng với một số người trẻ tuổi (dưới 26 tuổi) là độ tuổi chưa định hình phát triển vỏ não, phát triển nhân cách nên khi sử dụng mạng xã hội sẽ dễ rơi vào trạng thái rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân, tính vị kỷ, ích kỷ, chống đối xã hội và một số có các hành vi kích động, gây hấn khác.

  • Xâm nhập, lừa đảo, theo dõi tính bảo mật cá nhân

Tác hại này khá phổ biến đó là việc lừa đảo lấy thông tin online. Cách thức hoạt động đơn giản bằng một đường dẫn có chứa mã độc, virus để lấy đi thông tin người sử dụng.

Tình trạng này xảy ra không hề hiếm mà nạn nhân thường không hề biết mình đã và đang bị lừa đảo, xâm nhập hay bị theo dõi. Cho tới khi hậu quả xấu xảy ra và dần trở nên rõ ràng hơn.

Bài 4: Những điều nên tránh khi sử dụng mạng internet và mạng xã hội

  • Có thể dẫn đến béo phì và ăn vặt không lành mạnh

Tin hay không thì sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể khiến người ta tăng cân. Khi dành thời gian trên mạng xã hội, bạn rất dễ bị phân tâm và ăn quá nhiều. Tương tự như vậy, bạn bỏ lỡ khoảng thời gian mà lẽ ra bạn có thể dùng để tập một số bài tập có lợi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn vặt quá nhiều và lười vận động dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì.

  • Có thể dẫn đến trầm cảm

Các nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng mạng xã hội góp phần làm gia tăng các trường hợp trầm cảm trên khắp thế giới. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tự tử đã tăng gần 25% kể từ năm 1999. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Missouri năm 2015 kết luận rằng Facebook có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm.

  • Giết chết sự sáng tạo

Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tumblr, có tác động suy giảm hoạt động não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy hạn chế thời gian sử dụng.

  • Bạo lực trên mạng

“Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu.

Nếu bạn là một trong những người hay phát ngôn thô lỗ và nhục mạ người khác trên mạng thì hãy dừng lại ngay lập tức! Bạn không “vô danh” như bạn nghĩ đâu. Vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bất lịch sự hơn hẳn.

3.Làm sao để hạn chế sự lệ thuộc vào mạng xã hội?

Top 10 Bài văn nghị luận về mạng xã hội hay nhất - Toplist.vn

Mạng xã hội ảnh hưởng đến người dùng rất nhiều. Vậy việc hạn chế lạm dụng mạng xã hội là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây để giảm dần các ảnh hưởng về mạng xã hội đối với mình nhé!

  • Xác định lý do bạn sử dụng:Bạn cần biết bạn muốn gì trong thời gian sử dụng mạng xã hội. Trước khi mở một ứng dụng, hãy dành thời gian tự hỏi ý định thực sự của bạn, lý do tại sao. Bạn muốn được biết đến? Bạn muốn kết nối? Để so sánh? Đánh giá? Nói chuyện phiếm?
  • Đừng đăng nhập khi thấy chán nản: Hãy tìm ra những điều thú vị hơn mạng xã hội.Nó không chỉ giúp bạn quên đi mạng xã hội kia, mà còn làm bạn hòa mình trong thực tế, tìm được nhiều ý nghĩa của sống hơn.
  • Đặt mục tiêu rõ ràng:Hãy liệt kê tất cả những việc quan trọng cần phải làm trên mạng xã hội rồi làm dồn vào một lúc, như thế ta sẽ không bị phân tâm hoặc lãng phí thời gian vào những việc làm riêng lẻ.
  • Suy nghĩ hai lần trước khi chia sẻ:Cần cân nhắc không chỉ những gì bạn xem trên mạng xã hội mà cả những gì bạn chia sẻ. Sự cân nhắc phải gấp đôi khi chia sẻ ảnh của con cái.
  • Tự giới hạn thời gian sử dụng:Khi nghiện mạng xã hội, bạn sẽ đánh mất thời gian trong thế giới thực. Vì vậy, cần có ý thức về mức độ sử dụng. Hãy đặt giới hạn cho mình.
  • Tắt thông báo:Khi đăng bài viết, nên tắt thông báo khi có người bình luận, “thích”. Tiếp theo, hãy giới hạn thời gian hàng ngày để trả lời những bình luận, đăng bài và tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội.
  • Khóa các tài khoản mạng xã hội:Đây sẽ là biện pháp cuối cùng của cuối cùng nếu bạn không thể cai “nghiện” các mạng xã hội bằng tất cả các cách trên. Và đương nhiên, để thực hiện cách này thì đòi hỏi bạn phải có quyết tâm lớn cũng như dứt khoát với việc cắt đứt với mạng xã hội. Và phải khóa vĩnh viễn, rồi rời xa một thời gian, đi làm việc khác, trong tương lai nếu quá cần thì mới trở lại dùng. Tuyệt đối không khóa tạm thời, rất dễ ngứa tay ngứa chân lại rơi vào thói quen xấu.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng mình về những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với cuộc sống của bạn.Nếu bạn cũng mắc phải những tình trạng này thì hy vọng bài viết của chúng mình hữu ích với các bạn. Chúc các bạn có thể thành công hạn chế sự lệ thuộc vào mạng xã hội nhé! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết.

Xem thêm:Hiệu ứng Fomo là gì mà mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh như vậy?

Rate this post

Tin liên quan

Back to top button