Top 5 trường đào tạo Luật tốt nhất ở Việt Nam
Ngành Luật hiện nay đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và muốn thử sức. Cũng chính vì diều này mà rất nhiều trường đại học cũng đã mở ra chuyên ngành luật để đào tạo.Tuy nhiên lựa chọn được một môi trường học tập phù hơp thì chúng ta mới có thể phát triển được.Vậy nên nếu có nhu cầu học luật thì đừng bỏ qua Top 5 trường đào tạo Luật tốt nhất ở Việt Nam nhé!
Nội dung bài viết
1.Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội là một trường đại học công lập ở Việt Nam được thành lập vào năm 1979. Thời gian đầu thành lập, trường gặp nhiều khó khăn không chỉ về khâu tổ chức bộ máy nhà trường mà còn cả về vị trí địa lý và cơ sở vật chất. Với sự phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội nay đã trở thành ngôi trường có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam.
Trường đào tạo đầy đủ các cấp học từ cử nhân, đến thạc sĩ và tiến sĩ với nhiều hình thức đào tạo khác nhau như: đại học chính quy, liên thông chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng hai chính quy. Các chuyên ngành đào tạo gồm có: Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế, Luật học và Ngôn ngữ Anh (Anh văn Pháp lý).
Với chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên chất lượng, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp được các đơn vị tuyển dụng đánh giá khá cao về kiến thức và kỹ năng so với mặt bằng chung của sinh viên luật hiện nay.
2.Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 30/3/1996, trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM. Đến ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. HCM, theo đó trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tách ra khỏi Đại học Quốc gia, trở thành Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện nay.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo luật hàng đầu khu vực phía Nam, là một trong hai cơ sở đào tạo pháp lý trọng điểm của đất nước với chất lượng cao trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Trường hiện có 5 chuyên ngành đào tạo Đại học gồm: ngành Luật, ngành Luật Thường mại Quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị – Luật, Ngôn ngữ Anh.
Hiện nay, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có 3 cơ sở bao gồm: Cơ sở 1 tại phường 12, Quận 4; cơ sở 2 tại phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức và cơ sở 3 tại phường Long Phước, Quận 9 đã được đưa vào hoạt động vào năm 2020. Với cơ sở vật chất, hệ thống thư viện hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Điểm chuẩn của trường luôn lọt vào top các trường có điểm cao nhất của cả nước. Bên cạnh xét điểm của kỳ thi THPT quốc gia, nhà trường còn dựa vào điểm học học bạ 3 môn mà thí sinh xét khối. Ngoài ra, để trúng tuyển được vào trường thì bắt buộc phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực, đây là 1 trong 3 tiêu chí để xét tuyển thí sinh của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
3.Đại học Luật– Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Luật là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và là một trong 3 cơ sở chuyên đào tạo luật lớn nhất cả nước. Khoa chuyên đào tạo đội ngũ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên về luật, năng động và có tầm nhìn.Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – cơ sở đào tạo cử nhân luật đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, tiền thân của Đại học Luật – ĐHQGH hiện nay. Hiện tại, Đại học Luật – ĐHQGH là cơ sở đào tạo luật đứng thứ 2 ở miền Bắc nước ta sau Đại học Luật – ĐHQGH. Để trở thành sinh viên Đại học Luật – ĐHQGH bạn phải vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực do trường Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức.
Đội ngũ cán bộ, viên chức lên đến 120 người. Trong đó, 78% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên. Các thầy cô thường được cử đi học bồi dưỡng, trau dồi kiến thức ở cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Các chương trình đào tạo từng bước được chuẩn hóa. Đặc biệt, chương trình đào tạo chất lượng cao và liên kết với nước ngoài ngày càng được quan tâm và chú trọng.
4.Khoa Luật – Đại học Vinh
Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959. Ban đầu, trường chuyên về đào tạo đội ngũ giáo viên. Đến nay, trường đã trở thành một trường đại học đào tạo đa cấp, đa ngành và đa lĩnh vực. Trong đó, khoa Luật gây được nhiều tiếng vang.
Mặc dù là một khoa trẻ nhưng sau 10 năm xây dựng và phát triển, khoa Luật đã vươn lên đứng đầu toàn trường về số lượng sinh viên (hơn 3000 sinh viên) và cơ sở đào tạo trong cả nước. Toàn khoa có 43 cán bộ, giảng viên. Trong đó, có 10 tiến sĩ và 30 nghiên cứu sinh, thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Hiện nay, khoa đào tạo 2 ngành: Luật học và Luật kinh tế đối với trình độ cử nhân. Sinh viên được trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và thái độ đảm bảo có khả năng công tác ngay sau khi tốt nghiệp hoặc nền tảng vững chắc để học cao hơn. Đối với trình độ thạc sĩ, khoa đang đào tạo chuyên ngành Lý luận, Lịch sử nhà nước và pháp luật.
5.Trường Đại Học Luật Huế
Trường Đại học Luật – Đại học Huế là trường đại học công lập – Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học xã hội – nhân văn; tổ chức các dịch vụ pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
Trường đào tạo 2 ngành Luật học và Luật Kinh Tế với hai hình thúc xét tuyển là xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (ngưỡng đầu vào là 18 điểm) và xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn Đại học Luật, Đại học Huế những năm gần đây trên 20 điểm.
Bạn cũng có ước mơ với pháp luật và hỗ trợ pháp lý. Vậy thì hãy nỗ lực để trở thành sinh viên của một trong 5 ngôi trường trên nhé!