Đời sốngTổng hợp

Tết thanh minh nên làm 3 điều gì để cả năm suôn sẻ

Thanh minh là một tiết khí rất quan trọng trong văn hoá của người dân Việt Nam. Mặc dù không được tổ chức linh đình như các dịp lễ tết khác nhưng trong ngày này người Việt cũng có những nghi thức quan trong cần thực hiện để mong cho cả năm cùng suôn sẻ. Cùng thử tìm hiểu với chúng mình về ngày lễ này và cùng xem trong ngày Thanh Minh chúng ta nên làm gì nhé!

1.Tết Thanh Minh diễn ra vào thời điểm nào?

Tiết thanh minh là một từ xuất hiện trong quá trình làm lịch của các nước Á Đông chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá Trung Hoa xưa. Tiết thanh minh là một trong 24 tiết khí xuất hiện trong lịch của Việt Nam, Trung Quốc và các vùng tự trị, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Nhiều người vẫn lầm tưởng là lịch của người Trung Hoa cổ đại hay người Việt cổ là lịch theo chu kỳ mặt trăng hay lịch âm. Thật ra các lịch này đều được tính theo chu kỳ mặt trời và là một loại kết hợp âm dương lịch.

Dựa theo kinh độ Mặt Trời thì tính từ điểm xuân phân, thời gian diễn ra tiết Thanh Minh là một góc 15 độ. Đây là một cách tính theo Mặt Trời hay dương lịch và sẽ thay đổi theo từng năm. Mặc dù xuất phát từ văn hoá Trung Hoa nhưng ở mỗi thời kỳ và quốc gia thì tiết thanh minh lại có những tập tục và hoạt động ý nghĩa riêng của mình.

Không chỉ là một tiết khí được lập bởi những người trong thời cổ đại dựa trên chu kỳ mặt trời và khí hậu, tiết thanh minh còn có một câu chuyện ý nghĩa đằng sau đó là nguồn gốc cho những tập tục của ngày này. Vào thời Xuân Thu của Trung Hoa cổ đại có một vị vua nước Tấn là Tấn Văn Công trong lúc trị vì gặp loạn đã phải bỏ nước lưu vong.

Trong lúc đi lánh nạn khắp nạn khắp nơi thì Tấn Văn Công có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi luôn kể cận giúp đỡ ông. Một ngày kia vì thức ăn cạn kiệt mà Giới Tử Thôi đã lóc thịt mình cho vua ăn để chống đói. Vua Tấn ăn xong hỏi ra mới biết nên đã cảm kích không thôi và luôn ghi lòng tạc dạ. Về sau khi vua Tấn giành lại được ngôi vị thì đã phong thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công với mình nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi không vì vậy mà sinh lòng oán hận mà chỉ xem đó là nghĩa vụ của mình khi là một bề tôi của vua. Sau đó ông về nhà và đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Sau này khi vua Tấn nhớ ra, cho người đi tìm thì Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn nữa. Tấn Văn Công vì chột dạ và mong muốn nhanh sửa sai lầm mà ra lệnh đốt rừng để thúc ép Giới Tử Thôi phải xuất núi. Tuy nhiên,Tử Thôi vẫn một lòng cự tuyệt nên cuối cùng cả 2 mẹ con ông đều chết cháy.

Vua Tấn vì ân hận và thương xót nên đã lập miếu thờ họ. Nhà vua cũng ra lệnh trong dân gian chỉ được ăn đồ ăn nguội để tưởng niệm và phải kiêng đốt lửa ba ngày. Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực và là một ngày nằm trong tiết thanh minh để nhớ ơn những người có công đã khuất. Đến khi du nhập vào Việt Nam thì ý nghĩa của tết hàn thực đã dần thay đổi và chuyển sang là tục tảo mộ ông bà cha mẹ tổ tiên trong tiết thanh minh

2.Nên làm gì trong  tiết thanh minh

2.1.Tảo mộ

Ngày Tết Thanh Minh là dịp mà con cháu có cơ hội thể hiện được tấm lòng hiếu thuận của mình qua những hành động khác nhau, nhằm báo hiếu, trả nghĩa, ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên, cội nguồn, trong số đó có hoạt động tảo mộ gia tiên, dòng họ vào ngày Tết Thanh Minh là không thể bỏ qua.

Tảo mộ trong ngày Tết Thanh Minh

Công việc chính của tảo mộ chủ yếu là dọn cỏ, quét dọn lại những ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, rồi sau đó thắp hương, cắm hoa. Nếu gia đình ở xa thì có thể tự lập mâm cúng và thắp hương từ xa gọi là cúng vọng tâm.

Khi đi tảo mộ cũng nên cho trẻ con đi theo cùng để con cháu biết được vị trí mà ngôi mộ của ông bà nằm ở đâu.Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Không nên đi vào những nơi hẻo lánh để tránh nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi theo lối mòn mà những người đi trước đã để lại.
  • Phụ nữ mang thai không nên đi tảo mộ vì cơ thể yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc ở nghĩa trang.
  • Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn, đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.
  • Mộ phần của tổ tiên cần pđược quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi. Đừng quên quét dọn cả phía sau mộ.
  • Tránh giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận.
  • Những người sức khỏe yếu khi trở về nhà nên bước qua chậu than hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi  khí độc.

2.2.Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ

Ngày Thanh Minh cũng là dịp mà mỗi gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cho gọn gàng, sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính, có sự chăm sóc, tiếp đón của con cháu đối với chân linh của tổ tiên, ông bà.

Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ

3 Làm lễ cúng Tết Thanh Minh

Làm lễ cúng Tết Thanh Minh cũng là hoạt động không thể thiếu vào ngày này, mỗi gia đình sẽ phải chuẩn bị lễ vật và cách cúng đúng cách sau khi tảo mộ để thể hiện sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

Bạn sẽ cần chuẩn bị mâm cúng thanh minh để cúng ở mộ và tại nhà, tùy thuộc vào điều kiện gia đình, phong tục mà có sự chuẩn bị khác nhau.

Làm lễ cúng Tết Thanh Minh

Bạn có biết về Tết Thanh Minh? Gia đình bạn có thực hiện các nghi lễ này trong tết Thanh Minh hay không? Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!

Rate this post

Tin liên quan

Back to top button