Thời trangTổng hợp

Áo dài của Việt Nam có từ bao giờ?

Ai cũng biết áo dài là biểu tượng của văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên áo dài có từ bao giờ và hình thành như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Nếu bạn cũng là một người Việt, tự hào với tà áo dài quê hương vậy thì đừng bỏ qua việc tìm hiểu nguồn gốc của áo dài nhé!

1.Nguồn gốc của áo dài

Thật ra đến nay vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam đã được bắt đầu chính xác từ đâu nhưng dựa trên bối cảnh lịch sử hào hùng hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận thống nhất chung khẳng định bộ quốc phục này đã xuất hiện vào giai đoạn 38 – 42 sau công nguyên. Người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam – Hai Bà Trưng, trong cuộc kháng chiến chống lại quân Hán. Để có được một chiếc ào dài mang đậm nét văn hóa đặc trưng bộ trang phục này đã phải trải qua nhiều giai đoạn biến thể khác nhau.

Thời nhà Nguyễn với áo giao lãnh:

Ở giai đoạn này đất nước được trị vì bởi vị vua Nguyễn Phúc Khoát ở phía Nam, còn phía Bắc được cai trị bởi chúa Trịnh, đa phần người dân ở thời này mặc trang phục áo giao lĩnh, bộ trang phục này có nét tương đồng với trang phục người Hán lúc bấy giờ.

Áo giao lãnh hay còn được gọi là áo đối lĩnh mang kiểu dáng sơ khai của áo dài Việt Nam. Áo có kích thước rộng, xẻ 2 bên hông hay còn được gọi là tà, phần tay áo dài, cổ tay được thiết kế khá rộng, thân áo dài đến chấm gót chân. Nhìn chung chiếc áo giao lãnh có vóc dáng như chiếc áo tứ thân, tuy nhiên nếu chiếc áo tứ thân cần phải buộc vạc áo phần trước bụng thì với áo giao lãnh người mặc chỉ cần để buông 2 vạt phía trước.

Thế kỷ 17 với áo dài tứ thân:

Để thuận tiện hơn trong công việc làm đồng án và buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thiết kế gọn lại thành kiểu áo tứ thân, trong đó 2 vạt trước được xẻ rời nhau người mặc có thể buộc 2 vạt này lại với nhau ở phía trước bụng. Có thể bạn thắc mắc vì sao đa phần các chiếc áo tứ thân đều dùng màu tối làm chủ đạo đúng không nào?

Bởi các chiếc áo tứ thân là bộ trang phục được sử dụng phổ biến ở tầng lớp nông dân những người lao động vất vả quanh năm bên công việc đồng án. Để hạn chế nhìn thấy các vết dơ bẩn người ta thường dùng lá bàng giả nhỏ, ít bùn dẻo hay lá bàng được giã nhỏ để nhuộm vải áo.

Thế kỷ 19 với chiếc áo dài ngũ thân:

Khi đất nước được trị vị của vua Gia Long, sự xuất hiện của chiếc áo dài ngũ thân được ra đời nhằm tạo ra sự cách biệt giữa tầng lớp quý tộc sang trọng và tầng lớp nông dân nghèo nàn. Dựa trên cơ sở áo tứ thân phần thân vạt trước của áo dài ngũ thân được bổ sung phần vạt áo thứ 5 tựa như mảnh áo lót kín đáo.

Áo dài Le Mur ở thế kỷ 20:

Áo Lemur là hình ảnh đầu tiên cho sự xuất hiện của áo dài đương đại của Việt Nam lúc bấy giờ. Kiểu dáng áo dài Lemur được ra đời bởi bàn tay sáng tạo đến từ họa sĩ Cát Tường, tên của chiếc áo dài này đã được đặt theo tên tiếng Pháp của Bà.

Nhằm tạo điểm nhấn nổi bật ở chiếc áo dài Lemur được Âu hóa với phần áo có thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim, nối cầu vai v.v… Cũng có lẻ vì lý do này nên áo dài Lemur vấp phải nhiều sự phản đối của dư luận cho là bị lai Tây không đúng đắn phong tục tạp quán Việt Nam thời bấy giờ.

Áo dài Lê Phổ và áo dài Raglan:

Chiếc áo dài Lê Phổ được ra đời dưới bàn tay khéo léo của nhà thiết kế cùng tên, loại bỏ một vài điểm thiết kế không được hoan nghênh ở chiếc áo Lemur, do đó có thể nói đây là chiếc ào dài nhận về khá nhiều sự khen ngợi và được sử dụng suốt qua nhiều thời kỳ.

Áo dài Raglan hay áo dài Giắc Lăng không còn đường nhăn ở phần nách, vai áo và cả tà áo cũng ôm khít vừa vặn hơn đảm bảo giúp người mặt vô cùng thoải mái. Chiếc áo dài Giắc Lăng tạo nên định hình phong cách cho bộ quốc phục Việt Nam ở các thời kỳ sau này.

Áo dài truyền thống Việt Nam từ những năm 1970 cho đến nay:

Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi từ kiểu dáng và chất liệu cho đến nay chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành bộ quốc phục mang hơi thở dân tộc, tôn vốn, con người, bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi chiếc áo dài đều đem đến nét đặc trưng gợi cảm, kín đáo cho người phụ nữ  mà không một bộ trang phục nào mang lại được. Ngày nay, vào những dịp Tết đến Xuân Về, các kỳ lễ hội, nghi thức lễ cưới hoặc tại các văn phòng cơ quan làm việc đều sử dụng chiếc áo dài truyền thống này. Khắp mọi miền lãnh thổ cho dù đi đến đâu bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy bộ quốc phục của đất nước Việt Nam

2.Áo dài Việt Nam trong thời trang quốc tế 

Với bạn bè quốc tế, trang phục mang quốc hồn quốc túy của Việt Nam là áo dài. Chúng tựa như bánh mì và phở trong ẩm thực, hay sen khi nhắc về quốc hoa. Mùa Xuân Hè 2022, Peter Do (nhà thiết kế gốc Việt) giới thiệu thiết kế lấy cảm hứng từ áo dài tại Tuần lễ thời trang New York. Anh lấy những ký ức từ tà áo dài của mẹ, biến tấu chúng thành hiện đại hơn. 

Harpers_Bazaar_lịch_sử_áo_dài_1

Năm 2019, Jil Sander giới thiệu trang phục lấy cảm hứng từ áo dài trong Tuần lễ thời trang Milan. BNB 12 cũng giới thiệu các thiết kế lấy cảm hứng từ áo dài tại Tuần lễ thời trang Seoul Xuân – Hè 2019. Polly Ho, Grace Choi và Janko Lam, ba nhà thiết kế Hồng Kông từng trình làng bộ sưu tập lấy cảm hứng từ áo dài. 

Áo dài không chỉ đi vào nhận thức của người Việt như một món phục trang mà nó còn là văn hoá, là niềm tự hào là giá trị cần nâng niu, gìn giữ.

Rate this post

Tin liên quan

Back to top button