Tổng hợp

Top 5 sai lầm thường hay gặp phải với người mới bán hàng trên Shopee

Shopee là thị trường bán hàng đầy tiềm năng nhưng cũng cạnh tranh hết sức khốc liệt. Mỗi ngày có rất nhiều người ra nhập và rút khỏi thị trường này. Bạn là người mới tập tành bán hàng trên nền tảng này, chưa có kinh nghiệm và kiến thức bán hàng, vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để lưu ý  tránh mắc phải những sai lầm sau

1-Không chú ý phân tích thị trường, chưa hiểu rõ về ngành và sản phẩm, không có kế hoạch bán hàng cụ thể

Trước khi kinh doanh, nhà bán hàng không chỉ cần phải hiểu rõ về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường… mà còn phải hiểu rõ một cách tổng quan về ngành hàng mình bán, nền tảng ứng dụng để bán hàng (là sàn, website, hay mạng xã hội). Bán hàng ngành nào, sản phẩm nào phải phân tích được nhu cầu thị trường lớn hay nhỏ, đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít, thói quen tiêu dùng của khách hàng trên từng sàn cũng khác nhau. 

Phân tích thị trường và hiểu rõ sản phẩm là bước đầu tiên của quá trình bán hàng. Thị trường sản phẩm thì vô cùng lớn với hàng trăm các mặt hàng khác nhau vì thế bạn phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với thị trường, phù hợp với khả năng kinh doanh của bạn.Có nhiều cách để thăm dò thị trường, trong trường hợp bạn không tự phân tích được có thể tham khảo dịch vụ của một số bên hỗ trợ.

Không có kế hoạch bán hàng cụ thể

Nhiều người bán thấy sản phẩm bán được thì bắt đầu nhập và đăng bán theo mà không tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như không có kế hoạch bán hàng cụ thể nào. Bạn hãy chuẩn bị tốt cho từng giai đoạn cụ thể, khi mới ra nhập thị trường, lúc đã có người mua hàng, khi đã được khách hàng biết đến.

Hãy lên chi tiết, cụ thể về các vấn đề sau:

  • Kế hoạch về sản phẩm: Sản phẩm HOT của shop, số liệu có bao nhiêu shop bán sản phẩm đó, số lượng bán của các shop như thế nào, giá cả bao nhiêu, mức độ cạnh tranh như thế nào, vòng đời của sản phẩm.
  • Tính vốn và tỷ suất lợi nhuận của các sản phẩm
  • Rủi ro khi không bán được hàng hóa trong thời gian nhất định thì sẽ xử lý như thế nào để tập trung vào các sản phẩm khác
  • Kế hoạch đẩy sản phẩm
  • Kế hoạch sử dụng hiệu quả tất cả các công cụ của Shopee

2- Không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu 

Bạn cần quan tâm rất nhiều đến chuyện xây dựng thương hiệu cho shop của mình. Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố như logo của shop, tên shop và thông tin của shop. Nếu ngay từ đầu bạn không đầu tư chăm chút cho thương hiệu của mình, khách hàng sẽ không nhớ đến bạn là ai, khiến cho tỉ lệ khách hàng quay lại rất là thấp. Nếu bị cạnh tranh hoặc bán phá giá shop của bạn rất dễ bị “đá” ra khỏi thị trường. Thương hiệu sẽ giúp bạn có một sự cạnh tranh lớn, tạo tính chuyên nghiệp cho shop

3- Không quan tâm đến hình ảnh sản phẩm, thiết kế hình ảnh shop sơ sài thiếu chuyên nghiệp

Thế nào là một trang chủ shop chuyên nghiệp? Chuyên nghiệp ở cách chủ shop trang trí, phân bổ danh mục sản phẩm rõ ràng, mã giảm giá cùng các thông tin, hình ảnh – mô tả sản phẩm phải chi tiết, đáp ứng đầy đủ mối quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của mình.

Trang trí shop sao cho thu hút? Trước tiên chủ shop cần phải xác định mặt hàng kinh doanh, tên shop để lựa chọn cho mình các gam màu phù hợp. Đặc biệt, chủ shop nên tạo cho mình một logo để đại diện cho thương hiệu của mình nếu muốn phát triển lâu dài. Tại trang chủ shop nên đầu tư vào các banner chương trình bán hàng, thu hút khách từ ngay lần ghé thăm đầu tiên.

Từ khâu chụp ảnh, đăng video đến làm mô tả sản phẩm bạn nhất định phải làm thật chau chuốt cho từng công đoạn để khi khách hàng họ nhìn sản phẩm họ sẽ không cảm thấy sơ sài và thiếu sự tin tưởng đối với shop.

4-Không tham gia các chương trình khuyến mãi trên Shopee

Cách dễ dàng và đơn giản nhất để shop của bạn gia tăng độ nhận diện với khách hàng là các chương trình khuyến mãi của shopee. Bởi bên cạnh các công cụ tìm kiếm thì chương trình khuyến mãi là một phương thức mà khách hàng tìm đến bạn nhiều nhất và tự nhiên nhất. 

5-Không để ý đến marketing,Traffic ngoại sàn,ma trận sản phẩm

Marketing hiện nay được coi là một công cụ hiệu quả nhất để đưa sản phẩm của bạn có thể tiếp cận được đến số đông khách hàng. Shopee hiện nay các đã cung cấp rất nhiều công cụ marketing như mã giảm giá của tôi, chương trình của tôi, combo khuyến mại,….để giúp người bán tự tạo những chiến marketing riêng của shop thu hút khách hàng. 

Đôi khi người bán mới mới còn không định nghĩa được Traffic . Traffic hiểu rằng là lượt xem, lượt ghé thăm gian hàng, sản phẩm của Shop. Và có Traffic mới có hành động click mua hàng . Do vậy Traffic là điều tiên quyết cần phải có và đẩy mạnh để có doanh thu

Doanh thu = Traffic x Tỷ lệ chuyển đổi 

Tuy nhiên trên Shopee cơ bản người mới bắt đầu chỉ biết tới Traffic nội sàn – là những người sử dụng trên nền tảng Shopee . Ngoài ra có rất nhiều cách để đem tới lượng Traffic mở rộng hơn như sử dụng Facebook, Tiktok,… Hiện nay đa phần các shop lớn doanh thu cao ngất ngưởng họ đều sử dụng Traffic ngoại sàn từ đa kênh, kết hợp với Traffic nội sàn để tăng và vượt ngưỡng doanh thu. Do đó các Seller nên trang bị thêm kiến thức về cách tìm kiếm Traffic ngoại sàn để giúp Shop có cơ hội đạt doanh thu cao hơn .

Ma trận sản phẩm là gì? Thực tế cho rằng hành vi mỗi người khi mua hàng thường mua thêm sản phẩm mà ban đầu họ chưa nghĩ tới. Trước khi đi siêu thị thì chỉ nghĩ mua món đồ A, B nhưng khi thanh toán lại thêm món C, D,…

Nhận thấy như vậy, việc đăng sản phẩm trên Shopee cũng cần có phương thức kết hợp nhằm tạo combo, tạo nhiều mã sản phẩm kết hợp nhằm tăng tỉ lệ mua hàng, tăng giá trị trung bình đơn khi khách mua lên cao.

Dĩ nhiên, bên cạnh những vấn đề trên còn rất nhiều yếu tố mà người bán hàng mới cần lưu ý, như là việc chăm sóc khách hàng, update và đổi mới sản phẩm thường xuyên, quảng cáo sản phẩm , hay đóng gói , giao nhận hàng. Tuy nhiên không thể một chốc một lát có thể hoàn thiện được tất cả các vấn đề trên được. Mọi vấn đề đều cần được có thời gian.Hãy mạnh dạn thử sức và trải nghiệm, chắc chắn các bạn sẽ thu lại hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Tin liên quan

Back to top button